Trang bị cho trẻ kỹ năng sống được sự chú trọng của các cơ sở giáo dục nhà trường chú trọng hơn hết. Kỹ năng tự bảo vệ mình sẽ là hành trang cần thiết giúp trẻ ứng phó và xử lý những tình huống khó khăn, bất ngờ bảo vệ bản thân được an toàn trong cuộc sống.
Tầm quan trọng của kỹ năng tự bảo vệ mình đối với trẻ
Tự vệ là một những kỹ năng không thể thiếu ở mỗi người nhất là đối với trẻ nhỏ. Cuộc sống xã hội ngày càng có những diễn biến phức tạp, cha mẹ còn có những lo toan công việc nên không phải lúc nào cũng có thể ở bên cạnh con. Dạy con những kỹ năng cần thiết để có thể tự chăm sóc bản thân là điều cần thiết trước cuộc sống hiện đại.
Một số kỹ năng tự bảo vệ mình cho trẻ
– Dặn trẻ tuyệt đối không theo người lạ mặt dù họ hứa sẽ giúp đỡ, cho bánh kẹo hay bất cứ gì trẻ muốn.
– Khi chẳng may bị lạc giữa trung tâm thương mại hãy bình tĩnh đứng yên tại chỗ chờ ba mẹ đến, hay đến nói với chú bảo vệ người bán hàng giúp mình thông báo tìm cha mẹ. Tuyệt đối không được đi lang thang vì sẽ rất nguy hiểm.
– Dạy trẻ ghi nhớ số điện thoại cha mẹ, địa chỉ nhà để khi bị lạc ngoài đường có thể nhờ người gọi cho bố mẹ.
– Phải biết từ chối nhận quà từ người lạ, nhiều vụ bắt cóc trẻ em xuất phát từ việc trẻ nhận quà bánh có tẩm thuốc mê và bị trúng âm mưu dụ dỗ của những kẻ xấu.
– Không được đi theo bất kì ai kể cả người quen của bố mẹ, hàng xóm khi chưa được sự cho phép.
– Dạy trẻ đâu là những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể không ai được phép sờ vào ngoại trừ cha mẹ. Tâm sự với cha mẹ khi có ai đó có hành vi xâm hại để kịp thời ngăn chặn và xử lý.
Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ mình cho trẻ
– Phụ huynh cần thường xuyên chơi đùa, xây dựng những tình huống giả định, dạy trẻ đưa ra cách xử lý khi gặp những tình huống khó khăn đó.
– Nên đưa ra những giả thuyết, tai nạn qua báo chí truyền thông đưa ra những bài học kinh nghiệm và dạy trẻ cần làm gì khi gặp các sự cố tương tự.
– Cần thường xuyên tâm sự, lắng nghe trẻ kể về sự việc hàng ngày để hiểu trẻ hơn.
Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ mình là điều vô cùng quan trọng mà bất kì bậc cha mẹ nào cũng cần thực hiện. Dù không có nhiều thời gian nhưng phụ huynh cần phải chú ý lắng nghe tâm tư của trẻ để giúp con em mình phát triển lành mạnh an toàn trước cuộc sống.